Chúng ta đang đối diện với một bệnh dịch rất lớn, đó là BỆNH DỊCH VÔ DỤNG. Bệnh dịch này xảy ra khi con người bị đào thải và công việc bị máy móc thay thế.
Nếu bạn không muốn là người vô dụng, bạn phải học một nghề hoàn toàn mới. Những nghề mới như vậy sẽ ngày càng khó tìm, và vì vậy cũng sẽ có những người không bao giờ tìm được việc làm mới. Dịch bệnh vô dụng nghĩa là thế. Nước nào có năng suất lao động càng thấp thì khả năng người lao động bị robot và trí tuệ nhân tạo thay thế càng cao.
Trong biểu đồ dưới đây, Việt Nam đứng đầu trong danh sách năng suất lao động thấp. Nếu như năng suất lao động của nước ta là 1, thì năng suất lao động của Lào là hơn 1, của Thái Lan là 3, v.v., và của Singapore là 14.
Vậy điều đó có nghĩa là một người Singapore làm việc hiệu quả gấp 14 lần một người Việt Nam chăng? Không.Ta nên xét lại cách tính năng suất lao động. Năng suất lao động được tính theo trung bình đầu người mà không chỉ dựa trên sức người mà còn dựa trên cơ cấu và giá trị của nền kinh tế. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào giá trị của cả nền kinh tế, trong đó phải kể đến công nghệ tự động hóa. Vì vậy, một nền kinh tế có năng suất lao động càng cao bao nhiêu, thì khả năng nó bị tự động hóa thay thế càng thấp bấy nhiêu, bởi vì thật ra máy móc đã được ứng dụng để gia tăng năng suất lao động từ trước rồi.
Trong khi đó, những nền kinh tế có năng suất lao động thấp do ít ứng dụng công nghệ cao, ít ứng dụng tự động hóa, thì khả năng bị robot thay thế sẽ cao hơn. Nói cách khác, tuy Việt Nam đã may mắn kiểm soát tốt dịch Covid trong cộng đồng, nhưng với “dịch thất nghiệp” này, chúng ta sẽ có khoảng 70% và thậm chí 80% lao động mất việc.
Đó là tương lai đang chờ đợi người lao đông trên toàn bộ nước Việt Nam. Điều quan trọng là bạn có sẵn sàng cho tất cả điều đó hay không? Thế giới mà chúng ta sống đang trở nên rất khác, và căn bệnh này sẽ vừa được gọi bệnh vừa vô dụng, vừa… “ăn bám”. Vì khi những người này không tạo ra giá trị cho xã hội được nữa thì họ phải dựa vào ai đó, họ phải ăn bám xã hội.
Trên toàn cầu, cứ 2 người thì sẽ có 1 người mắc căn bệnh này, riêng ở Việt Nam, tỷ lệ sẽ là 70-80%. Đây là căn bệnh không thể chữa khỏi. Bởi vì khi một người bị đào thải khỏi hệ thống lao động thì trí tuệ nhân tạo đã thông minh hơn rất nhiều, bởi vì nó có thể học theo tốc độ cấp số nhân. Khi bạn bắt đầu đi học nghề mới, kể cả Đại kiện tướng cờ vây Lee Sedol cũng vậy, bạn học xong nghề mới thì máy tính đã làm tốt hơn nghề đó rồi.
Vì vậy, với tỷ lệ thay thế đó, mọi người sẽ nỗ lực quyết tâm để không trở nên vô dụng. Đó là sự cạnh tranh cực kỳ lớn trong xã hội. Khi bạn biết được thông tin này, bạn thật sự rất may mắn, bởi vì trong một cuộc đua, tất cả mọi người phải xuất phát cùng lúc, nhưng bạn lại được chạy trước. Tuy nhiên, bạn có quyết định chạy hay không lại là chuyện khác.
Không như bạn, đã được biết trước thông tin này, phần lớn mọi người sẽ thất bại bởi vì họ sẽ lỡ mất tương lai. Trong tương lai, 80% dân số chỉ sở hữu 0,1% tài sản, trong khi đó, 20% dân số nắm đến 99,9% tài sản xã hội, nhóm này sẽ giàu có một cách kinh khủng. Nếu bạn hỏi rằng, một nền kinh tế nhiều người nghèo như vậy thì phát triển bằng cách nào, làm sao tiêu dùng nhiều được? Nhưng điều quan trọng trong tiêu dùng không phải là số lượng, mà là chất lượng. 80% dân số kia có thể không tiêu dùng vẫn không sao, vì họ chỉ nắm giữ 0,1% tài sản. Trong khi đó, chỉ cần nhóm những người siêu giàu tiêu dùng, mua hàng của nhau thôi cũng đủ để họ trở nên rất giàu. Điều đó có nghĩa là, nhóm 80% không thực sự cần thiết trong nền kinh tế tiêu dùng, họ vô dụng về kinh tế dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Ở Việt Nam, cứ 3 người thì có thể có đến 2 người sẽ hứng chịu cơn dịch bệnh vô dụng không thể chữa khỏi. Covid thì chắc chắn sẽ trôi qua, nhưng cơn đại dịch này của loài người thì sẽ không bao giờ qua. Nó sẽ đến dần dần, từ từ, và khi đã đến rồi thì nó sẽ không bao giờ hết. Không có vaccine, không có thuốc chữa, không gì có thể cứu bạn nếu bạn không bắt đầu từ bây giờ.