Làm sao để tăng tính thuyết phục khi đề nghị

Phần lớn chúng ta khi muốn đề nghị một điều gì đó, ta thường nói ra lời đề nghị trước rồi mới nêu ra lý do và giải thích. Tuy nhiên, quy trình trước sau đó thường không không đảm bảo lời đề nghị của ta sẽ được chấp nhận nếu ngay từ đầu đối đã có suy nghĩ khác hoặc ngược lại.

Nếu bạn đưa ra một lời đề nghị khó chấp nhận trước khi nói ra lý do, bạn sẽ dễ bị từ chối. Vấn đề nằm ở chỗ, khi đối phương đã nghe thấy lời đề nghị không hợp tai mình thì họ thường cũng bỏ qua luôn toàn bộ lý do được nêu ra sau đó. Vậy ta nên trình bày theo các bước như thế nào để làm tăng cơ hội được đối phương chấp nhận lời đề nghị khó của mình? Quy trình nên làm ở đây là đưa ra lý do, giải thích rồi mới đề nghị.

Như bạn có thể thấy, nếu đặt tình huống ngược lại, bạn là người được người khác bày tỏ lời đề nghị và đó là một đề nghị mà bạn cảm thấy không hợp lý, ta thường cũng sẽ hành động theo thói quen, từ chối ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu thực hành theo đúng phương pháp tâm lý, cách nên làm khi từ chối lời đề nghị cũng tương tự như cách chúng ta đưa ra lời đề nghị khó chấp nhận, đó là nêu ra lý do, giải thích rồi hẵng từ chối. 

Bởi vì lời từ chối cũng không khác gì một lời đề nghị khó chấp nhận. Không có lời từ chối nào là dễ chấp nhận cả. Đối phương có thể không đến mức bị sốc khi bị từ chối, nhưng nếu đã là một lời nói không hợp tai thì cho dù lý do được nêu ra sau đó là gì cũng sẽ bị bỏ qua.

23103 1

Khi dạy con cũng vậy, cha mẹ thường lười giải thích cho con trẻ hiểu vì sao chúng ta không cho phép con làm một số điều mà con muốn hoặc tại sao lại bắt con làm điều con không muốn. Đối với trẻ em, người lớn cần phải kiên nhẫn. Càng giải thích cho con hiểu nhiều bao nhiêu, con càng dễ hợp tác bấy nhiêu. Nhưng phần lớn phụ huynh thường thích nhanh chóng đưa ra lời đề nghị hơn trong khi con chưa thích và chưa hiểu vì sao phải làm như vậy.

Nếu bạn muốn con ngừng chơi để đi ngủ đúng giờ vì ngày hôm sau phải dậy sớm, hãy nói lý do cho con hiểu. Hãy nhắc lại trải nghiệm quá khứ rằng con đã dậy sớm khó khăn khó khăn như thế nào vì đi ngủ trễ. Và đối với trẻ em thì bạn còn càng phải nói đi nói lại lý do đó mỗi ngày, không phải vì con không nhớ, mà để báo hiệu cho con biết sắp đến giờ đi ngủ.

Nhưng nhìn chung với trẻ em hay người lớn đều thế, chúng ta đều nên nêu ra lý do và giải thích vấn đề trước khi đưa ra lời đề nghị trái ý họ, khiến họ không vui, không thích và không muốn làm, hoặc không phải là điều họ mong muốn nhất. Phương pháp đó sẽ mang lại hiệu quả thành công cao hơn rất nhiều.

Chia sẻ lên: