Chào anh, vào những ngày cuối của kỳ thi Đại học 2012 này, anh có thể chia sẻ suy nghĩ của mình về đợt tuyển sinh năm nay?
Mặc dù có đến 1,3 triệu hồ sơ đăng ký tham dự đợt tuyển sinh đại học năm nay, nhưng vẫn giảm khoảng 8% so với năm ngoái. Có thể đây là dấu hiệu về việc dịch chuyển hướng lựa chọn con đường tương lai của giới trẻ.
Bớt đi 8% người dự thi, thế nhưng cánh cửa vào đại học vẫn còn hẹp đối với đa số thí sinh, khi chỉ khoảng 25% thí sinh được tuyển. Đó là chưa kể việc đậu đại học nhưng không phải thí sinh nào cũng vào được trường mình mong muốn.
Thực trạng này làm tôi thật sự băn khoăn rằng chúng ta có quá kỳ vọng đại học sẽ mang đến thành công cho người học hay không. Trong khi thành công không được quyết định bằng việc vào được đại học mà phụ thuộc vào việc sinh viên bước ra khỏi trường như thế nào. Nhất là việc vào đại học “học đại” những ngành mình không thật sự thích hoặc có năng khiếu thì nhiều khi còn hại hơn là lợi.
Theo anh, tại sao để thành công thì người ta lại nghĩ đến chuyện học đại học trước?
Tôi nghĩ đó là do tâm lý chịu ảnh hưởng từ thời xưa. Quan niệm cho rằng muốn vươn lên thì phải đỗ đạt làm quan ít nhiều còn tồn tại trong cách nghĩ của người Việt chúng ta. Thêm vào đó, việc các cơ quan nhà nước vẫn dựa vào bằng cấp để đề bạt các vị trí. Chưa kể nhiều người tương đối thành đạt trong xã hội đều có trình độ từ đại học trở lên làm nhiều người có cảm giác “vào đại học = thành công tương lai”. Trong khi đó, những người có trình độ đại học muốn thành công thật ra phải rèn luyện nhiều kỹ năng khác chứ không chỉ dựa vào tấm bằng.
Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc vào đại học không góp phần vào thành công nhiều mà chỉ tạo cho sinh viên cơ hội rèn luyện bản thân. Nhiều người đậu nhưng theo học không nổi lại thấy chán nản, bỏ học, vừa lãng phí tiền, vừa lãng phí thời gian của bản thân.
Thành công muôn đời vẫn vậy, không phải bắt đầu từ việc một người có vào đại học hay không mà bắt nguồn từ việc một người có chịu học hay không và học những gì.
Tôi luôn tin rằng, người không có bằng cấp vẫn có thể thành công, nhưng người không học thì không bao giờ thành công được. Với người không có bằng cấp, để thành công thì họ phải học ở trường đời. Học ở đâu cũng là học, nhưng ở trường đại học thì học phí rẻ hơn trường đời rất nhiều. Nhưng rốt cuộc bạn vẫn phải học.
Trượt đại học là chuyện “động trời” của rất nhiều người vì sức ép bản thân, bạn bè, gia đình và xã hội. Anh có lời khuyên, kinh nghiệm nào thiết thực để giúp các bạn?
Chút sức ép luôn là nguồn động lực tốt, nhưng quá nhiều sức ép lại gây ra căng thẳng không cần thiết và trong nhiều trường hợp còn dẫn đến thất bại. Bên cạnh đó, sức ép từ bên trong (tự tạo cho mình chút áp lực để quyết tâm hơn) cũng tốt hơn sức ép từ bên ngoài.
Cho nên, ở vai trò một thí sinh, tôi thường chọn cách tự tạo cho mình vừa đủ sức ép, cũng như giải thích và nhờ gia đình giảm bớt sức ép lên tôi. Như vậy, tôi vẫn có đủ động lực để quyết tâm thi lại vào năm sau mà không phải quá căng thẳng.
Nhìn ở góc độ khác, việc trượt đại học chỉ là một vấp ngã nhỏ chứ không phải là dấu chấm hết. Cuộc sống còn nhiều thử thách to lớn hơn nhiều. Cho nên, hãy xem nó như một cơ hội để rèn luyện bản thân. Nói cho cùng, đại học chủ yếu là môi trường để rèn luyện khả năng tư duy và các kỹ năng, còn so với thực tế bên ngoài thì kiến thức đại học chỉ ở mức cơ bản. Cho nên, nếu không rèn luyện bản thân được ngay như một sinh viên, chúng ta vẫn có thể làm vậy trong chính những ngày tháng luyện thi, đừng chờ đến lúc đậu đại học mới làm.
Được biết, khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! rất thành công khi có nhiều học viên tự thành lập và tham gia “Câu lạc bộ Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế!” để kể những câu chuyện về cuộc sống của mình thay đổi như thế nào sau khóa học. Đương nhiên điều đó cho thấy khóa học đã thành công và bản thân họ đã thành công. Hiện nay, ngoài khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế!, còn có khóa học về tâm lý nào thiết thực hơn để giúp các bạn chưa là sinh viên năm nay không ạ?
Đối với các bạn đã là sinh viên thì TGM chúng tôi có một khóa ở một cấp độ sâu sắc hơn là khóa học Sống và Khát Vọng – một khóa học tôi tin sẽ mang lại những giá trị hết sức to lớn cho sinh viên, giúp các bạn không chỉ vượt qua những thử thách và cám dỗ của cuộc sống sinh viên, mà còn chuẩn bị hành trang tốt cho sự nghiệp.
—
Sống và Khát Vọng
Nếu bạn mong muốn làm chủ cuộc đời mình, khám phá tiềm năng của bản thân và sống một cuộc đời ý nghĩa thì chắc chắn đây là khóa học mà bạn đang tìm kiếm. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn chiếc chìa khóa để khám phá câu trả lời cho riêng mình và đưa cuộc sống của bạn lên một tầm cao mới thông qua các trải nghiệm tâm lý đặc biệt mô phỏng lại từ thực tế cuộc sống.
[su_button url=”https://next.tgm.vn/project/khoa-hoc-song-va-khat-vong/” target=”blank” style=”flat” background=”#ef8c2d” size=”10″]ĐĂNG KÝ NGAY[/su_button]
———–
Để cập nhật tin tức mới nhất về EVOL GROUP và theo dõi những chia sẻ đầy tâm huyết của Thầy Trần Đăng Khoa, bạn có thể theo dõi Facebook cá nhân của Thầy tại đây. |