Bạn nghĩ rằng có thể dùng quá khứ để dự đoán tương lai? Đó là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng

Cách đây khoảng 4 năm, một tập đoàn về khai khoáng hàng đầu thế giới đã thay thế toàn bộ nhân viên lái xe, những người được thuê vận hành những thiết bị khổng lồ để đào đất và khai khoáng, bằng robot. Đội ngũ robot khai khoáng này tiết kiệm cho tập đoàn 250 triệu đô mỗi năm, không chỉ vậy mà doanh nghiệp này còn không phải làm việc với con người, không cần phải quan tâm đến những vấn đề về nhân sự như trước đây. Xu thế chung của các tập đoàn trên thế giới đó là họ sẽ thay thế con người bằng công nghệ. Và những người bị thay thế sẽ rất khó tìm được một việc làm khác. Bởi vì việc làm đã bị thay thế rồi, sẽ không tạo ra được những việc làm mới nữa.

Và một số người ở trên báo chí thiếu hiểu biết về kinh tế đã có những nhận định rất sai và nguy hiểm, rằng:

“Các cuộc cách mạng công nghiệp trước, con người cũng sợ bị thay thế. Nhưng rốt cuộc có bị thay thế đâu?”

“Các cuộc cách mạng công nghiệp trước cứ một việc làm mất đi thì thậm chí có mấy việc làm được tạo ra, nên các bạn đừng lo. Chuyện đâu còn có đó.”

Và đó là một trong những lỗi tư duy trầm trọng nhất của con người chúng ta.

Bạn không thể lấy quá khứ để dự đoán tương lai.

Sự khác biệt giữa 3 cuộc Cách mạng Công nghiệp trước và cuộc Cách mạng Công nghiệp lần này là gì?

1 T1gyakdXIITkkvTXuGkk5w

Ở cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên, người nông dân đang làm việc trên cánh đồng, và rồi xuất hiện những loại máy móc đơn giản đời đầu như máy cày chẳng hạn, để thay thế họ. Khi máy cày thay thế họ, họ mất công việc. Lúc đầu họ hoang mang, nhưng để sản xuất máy cày còn cần đến công nhân. Một chiếc máy cày phải cần công nhân để lắp ráp. Thế là các nông dân bị mất việc trên cánh đồng được chuyển vào trong nhà máy, làm công nhân ráp máy cày. Và khi chuyển vào trong nhà máy, họ phát hiện ra: Làm công nhân còn tốt hơn! Làm ngoài đồng nắng nóng biết bao, ít ra trong nhà máy còn có mái che. Vậy nên, làm công nhân hay nông dân đều vất vả, nhưng về cơ bản làm công nhân đỡ vất vả hơn làm nông dân thời xưa. Thế là những công việc cũ đã mất đi, tạo ra một công việc mới.

1abdb49a56962cc099ba9446520c71e8Ở những cuộc Cách mạng Công nghiệp tiếp theo, máy móc bước sang giai đoạn phát triển mới dẫn đến sự xuất hiện của băng chuyền và những cánh tay robot, công nghệ được cải tiến, từ đó số lượng nhân công dần bị cắt giảm bớt. Tuy nhiên chính sự trợ giúp của máy móc cũng giúp con người tăng năng suất lao động hơn, có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và hưởng thụ nhiều hơn. Và kết quả là ngành dịch vụ nổi lên nhanh chóng, những người mất việc trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần này bắt đầu chuyển hướng sang làm trong các ngành dịch vụ, sung sướng và thoải mái hơn rất nhiều so với khi làm trong nhà máy.

Nhưng vấn đề ở chỗ, bây giờ không còn như vậy nữa. Ở những cuộc Cách mạng Công nghiệp trước, một công việc bị thay thế đi, để bù đắp lại, bắt đầu có những công việc mới xuất hiện. Nhưng ngày hôm nay, tất cả các loại công việc đều có thể bị thay thế bằng robot và công nghệ. Và bạn có thể thấy quá trình này diễn ra rất nhanh.

Ngày nay, các doanh nghiệp lớn thường không có bộ phận chăm sóc khách hàng riêng mà họ sẽ thuê một tập đoàn khác chuyên về chăm sóc khách hàng, để đi chăm sóc khách hàng cho họ nhằm tăng tính hiệu quả. Một số thương hiệu lớn như Nokia, Samsung, Sony… đang làm như vậy. Ở một tập đoàn chuyên về chăm sóc khách hàng, họ thay thế 200 nghìn nhân viên chăm sóc khách hàng của mình bằng một hệ thống trí tuệ nhân tạo để trả lời những câu hỏi cơ bản, đơn giản của khách hàng. Và thậm chí khách hàng còn không biết rằng họ đang nói chuyện với máy móc. Điều đáng buồn đó là, để phần mềm này có thể hoạt động và chăm sóc khách hàng như vậy, chính 200 nghìn nhân viên bị sa thải là những người đã vô tình đào tạo nó mà không hề hay biết. Bởi vì trong suốt quá trình họ làm việc, phần mềm được cài vào hệ thống và nghe cách họ nói chuyện với khách hàng, và sau đó phần mềm trí tuệ nhân tạo này học cách nói chuyện với khách hàng hệt như học cách đánh cờ, rồi sau đó thay thế các nhân viên chăm sóc khách hàng đó. Vấn đề là 200 nghìn người này khi ra đường, họ sẽ không chuyển việc được. Bởi vì để tạo thêm một phần mềm tương tự như vậy, người ta không cần 200 nghìn người này. Thậm chí không cần thêm bất kỳ một lập trình viên nào cả, chỉ cần một ngón tay, nhấn phím Enter, sao chép ra một bản khác mà thôi. 

AdobeStock 169440748 1030x687 1

Đây là công nghệ thông tin. Và người ta tạo ra một phần mềm mới, để chăm sóc khách hàng cho một công ty khác một cách dễ dàng mà không cần thêm bất kỳ ai trong 200 nghìn người đó. Thậm chí ngay cả trong số 200 nghìn người bị mất việc, họ có thể đi học thêm về lập trình, có thể tìm một công việc khác. Nhưng bạn thử nghĩ xem: Bạn đang làm công việc chăm sóc khách hàng, bạn đi học thêm về lập trình để có một công việc mới, đó là câu chuyện rất khác. Một nhân viên chăm sóc khách hàng không thể học để trở thành một lập trình viên nhanh như cách một người nông dân học làm công nhân vặn ốc cho nhà máy, hoặc như người công nhân học trở thành nhân viên nhà hàng bưng bê phục vụ được. Đây là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Và đây là cuộc cách mạng mà con người chúng ta đối diện ở một mức độ hoàn toàn khác. Cho nên, chuyện một công việc mất đi và nhiều công việc khác được tạo ra là một hy vọng hão huyền của những nhà kinh tế không hiểu về công nghệ.

Chia sẻ lên: